Đào tạo
Điện tử công nghiệp
Cao đẳng
Điện tử công nghiệp
Ở Việt Nam, công nghệ tự động đã phát triển mạnh mẽ để theo kịp thế giới trong những năm gần đây. Chúng giúp giảm sức lao động cho con người, tăng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Điện tử viễn thông
Cao đẳng
Điện tử viễn thông
Ngành Kỹ thuật điện tử - truyền thông (Điện tử - viễn thông) là ngành học của sự sáng tạo, sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các hệ thống truyền thông như mạng thông tin di động, mạng truyền hình cáp, mạng internet…
Điện công nghiệp
Cao đẳng
Điện công nghiệp
Điện công nghiệp là một trong những ngành học có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong thời điểm hiện tại.
Công nghệ thông tin
Cao đẳng
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp một giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Du lịch và Lữ hành
Cao đẳng
Du lịch và Lữ hành
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một ngành học đã, đang và sẽ thu hút được đông đảo người học, bởi nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động đối với các vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch. Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP
Nhà hàng - Khách sạn
Cao đẳng
Nhà hàng - Khách sạn
Quản trị khách sạn - nhà hàng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới đang ồ ạt đầu tư vào nước ta.
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Cao đẳng
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Hiện nay, nhu cầu nhân lực Ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí tại các công ty, khu công nghiệp và các tòa nhà rất cao. Nhiều đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nhưng không đủ người cung ứng, 100% sinh viên theo học ngành này đều được việc làm đúng chuyên môn.
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Cao đẳng
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Ngành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành học nghiên cứu về các lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý các công trình nhà xưởng, các công trình công cộng & công nghiệp.
Bảo hộ lao động
Cao đẳng
Bảo hộ lao động
Ngành bảo hộ lao động được coi là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động phân tích nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa
Thiết kế thời trang
Cao đẳng
Thiết kế thời trang
Ngành thiết kế thời trang là một ngành sáng tạo đầy thú vị, là nơi bạn được tự do thể hiện phong cách, gu thẩm mỹ, cá tính của bản thân thông qua các mẫu trang phục, mà không cần phải viết ra giấy hay nói thành lời.
Thiết kế đồ họa
Cao đẳng
Thiết kế đồ họa
Ngành Thiết kế đồ họa hiện nay đã và đang là một nghề rất “hot” và cũng là một nghề nóng nhất khi Việt Nam gia nhập WTO. Tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống đều có sự hiện diện của các sản phẩm đồ họa như banner, poster, catalogue, brochure, leaflet
Kế toán doanh nghiệp
Cao đẳng
Kế toán doanh nghiệp
Nằm trong nhóm ngành kinh tế, nhưng kế toán thực sự là một nghề nghiệp cụ thể. Khi nền kinh tế xã hội càng phát triển thì cơ hội việc làm cho nghề này càng cao cả về số lượng việc làm lẫn thu nhập. Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán bắt buộc phải có theo luật định, đồng thời, vị trí kế toán là vị trí mà doanh nghiệp ít muốn có sự thay đổi nhất.
Tài chính – ngân hàng
Cao đẳng
Tài chính – ngân hàng
Ngành Tài chính ngân liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cụ thể hơn, Tài chính ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Marketing
Cao đẳng
Marketing
“Marketing là gì?” là một câu hỏi khá thú vị không chỉ đối với những người mới làm quen thuật ngữ này mà còn làm “đau đầu” nhiều chuyên gia marketing.
Thương mại điện tử
Cao đẳng
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên hệ thống điện tử như Internet và mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet
Chăm sóc sắc đẹp (kinh doanh salon – spa)
Cao đẳng
Chăm sóc sắc đẹp (kinh doanh salon – spa)
Ngành chăm sóc sắc đẹp là ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn về lý thuyết trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, có kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế, có khả năng sáng tạo và có tay nghề, kỹ thuật chuyên nghiệp trong chăm sóc sắc đẹp
Tiếng Anh
Cao đẳng
Tiếng Anh
Học ngành Tiếng Anh, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ, văn hóa, kinh doanh xuất nhập khẩu và du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (SỬA CHỮA MÁY TÍNH, LẬP TRÌNH, QUẢN TRỊ MẠNG, THIẾT KẾ WEB
Là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp một giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Các giải pháp CNTT rất đa dạng: phần mềm quản lý nhân viên trong cơ quan, tổ chức, website dạy học qua mạng, hệ thống máy tính phục vụ cho nhu cầu tính cước, phần mềm trên các thiết bị di động hoặc những chương trình giải trí trên Internet v.v… Bởi vậy, đối tượng phục vụ của ngành CNTT ngày càng phong phú.
Môi trường làm việc trong ngành CNTT rất đa dạng với nhu cầu nhân lực rất lớn. Ngoài những công ty chuyên về tin học, hiện nay hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều sử dụng hệ thống máy vi tính và cần người có chuyên môn về CNTT. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng với một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay công ty của riêng mình. CNTT có mặt ở khắp nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là ngành được đầu tư và chú trọng ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn thông qua các công nghệ tiên tiến, môn học, modul như:
- - Lập trình trên thiết bị di động
- - Lập trình IoT (Internet of Things)
- - Lập trình ứng dụng Website, phần mềm
- - Mạng và an toàn thông tin, Hệ thống mạng tiên tiến
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành tại phòng máy
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại doanh nghiệp và trường đầu tư
- - Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được.
• Kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp
- - Hiểu và vận dụng tốt kiến thức về hệ thống tính toán (Máy tính)
- - Có tư duy về lập trình và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình
- - Hiểu và vận dụng kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- - Hiểu và vận dụng kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phương pháp thiết kế và khai thác cơ sở dữ liệu
- - Sử dụng thành thạo các công nghệ tiên tiến trong phát triển phần mềm ứng dụng và các hệ thống nhúng
- - Hiểu và biết khái thác và quản trị các hệ thống máy tính
- - Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành
- - Thành thạo việc lập trình ứng dụng và triển khai công nghệ Web
- - Thành thạo việc lắp đặt và quản trị hệ thống mạng, quản trị các hệ thống dữ liệu và việc lắp ráp, bảo trì hệ thống máy tính cá nhân
- - Có khả năng thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác các dự án CNTT.
• Kỹ năng
- + Kỹ năng cứng
- - Hiểu và có khả năng khảo sát, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin
- - Có kỹ năng quản lý các hệ thống thông tin, quản trị dự án CNTT, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả
- - Thành thạo việc soạn thảo văn bản, trình bày các báo cáo thành thạo
- - Đạt trình độ ngoại ngữ giao tiếp theo yêu cầu nhà trường và ngoại ngữ chuyên ngành.
- + Kỹ năng mềm
- - Có năng lực giao tiếp hiệu quả thông qua các kỹ năng đọc, viết, nghe và nói
- - Có năng lực làm việc độc lập và theo nhóm một cách hiệu quả
- - Tư duy độc lập và hệ thống tốt, tự tin khi tiếp cận trí thức mới và khả năng ứng dụng CNTT trong việc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống
3. Một số nghề nghiệp trong ngành CNTT
Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những lĩnh vực chủ yếu sau:
• Lập trình Ứng dụng, Website, Di động,...:
Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, ứng dụng trên thiết bị di động, xây dựng Website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên
• Lắp ráp và sửa chữa phần cứng:
Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.
• Quản trị hệ thống và an ninh mạng:
Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thống gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…
4. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí
- • Làm tốt công việc là Cán bộ, Chuyên viên về CNTT ở bộ phận CNTT hoặc cần ứng dụng CNTT ở các cơ sở đào tạo từ bậc trung học phổ thông đến bậc đại học và các viện nghiên cứu;
• Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lãnh vực nóng của CNTT
• Làm tốt công việc ở bộ phận CNTT hoặc cần ứng dụng CNTT tại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước, các Trung tâm tài chính, Tập đoàn kinh tế, các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp.
• Tự mở các công ty kinh doanh về CNTT
NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Nằm trong nhóm ngành kinh tế, nhưng kế toán thực sự là một nghề nghiệp cụ thể. Khi nền kinh tế xã hội càng phát triển thì cơ hội việc làm cho nghề này càng cao cả về số lượng việc làm lẫn thu nhập. Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán bắt buộc phải có theo luật định, đồng thời, vị trí kế toán là vị trí mà doanh nghiệp ít muốn có sự thay đổi nhất. Do đó có thể nói khi chọn ngành kế toán là chúng ta đã chọn học một nghề dễ tìm việc làm và có một tương lai ổn định về lâu dài.
Người ta vẫn cho rằng kế toán là một công việc khô khan và cứng nhắc. Thật ra, Kế toán là một lĩnh vực rất thú vị, bởi vì người làm kế toán đã tổ chức, vận hành hệ thống thông tin kế toán một cách khoa học, hiệu quả nhất. Chúng ta thử nghĩ những quyết định quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp phần lớn dựa trên thông tin kế toán. Việc quản lý của cơ quan Nhà nước, việc ra quyết định của các nhà đầu tư cũng dựa trên thông tin do kế toán cung cấp… Được phụ trách một công việc có tầm ảnh hưởng như vậy quả là thú vị.
Việc học kế toán có khó về tư duy, đi làm có căng thẳng đầu óc hay không? Câu trả lời là không. Vì hiện nay công việc kế toán đã được hỗ trợ nhiều công cụ tính toán hiện đại, các phần mềm chuyên dùng… Điều này cũng tạo ra một lợi thế khác – đó là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của những người làm kế toán.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng với bề dày 15 năm đào tạo ngành kế toán. Chúng tôi tự hào với những thế hệ SV ra trường đã được doanh nghiệp đón nhận. Các thế hệ sinh viên hoàn toàn tự tin khi được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, với chương trình học hiện đại, chú trọng kỹ năng thực hành cả trên hệ thống kế toán truyền thống lẫn trên hệ thống bán tự động và tự động hoàn toàn. sinh viên ra trường có thể tác nghiệp trong mọi điều kiện trang bị hệ thống của công ty.
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
• Kiến thức đạt được:
- - Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính, kế toán
- - Thực hành được các phần hành kế toán trong doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp
- - Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện công tác kế toán và quản lý
- - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin hỗ trợ quá trình ra quyết định của doanh nghiệp
- - Tổ chức công tác kế toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
- - Làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ
- - Làm kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
- - Giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp
- - Sinh viên được liên thông ngay lên đại học
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một ngành học đã, đang và sẽ thu hút được đông đảo người học, bởi nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động đối với các vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch. Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Nằm trong xu hướng đó Việt Nam cũng đã và đang đạt được nhiều thành tựu trong ngành du lịch. Ngành du lịch phát triển đã tạo ra một khối lượng công ăn việc làm khổng lồ cho thị trường lao động Việt Nam. Tuy nhiên nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá là thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế trong nước cũng như thành công trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng và khả năng giao tiếp tốt. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra đời để đáp ứng nhu cầu trên.
• Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên sẽ được đào tạo:
- - Sinh viên được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu về nhiều lĩnh vực trong ngành kinh tế du lịch như: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Thiết kế và điều hành tour trọn gói, Quản trị đại lý lữ hành….
- - Chuyên sâu hơn, sinh viên được đào tạo về kỹ năng hoạch định chiến lược, phân bổ nguồn lực, lên kế hoạch, dự báo, điều hành và quản lý chất lượng cũng như các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quan hệ chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện nhằm tạo bước đà cho sinh viên vươn lên vị trí cấp quản lý trong tương lai.
- - Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng các chương trình cho sinh viên trực tiếp tham gia các tour du lịch thực tế, được tham quan kiến tập tại các doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu trên thị trường trong quá trình học; cũng như thực hiện chương trình “vừa học, vừa làm” tại doanh nghiệp nhằm tiếp cận thực tế, trao dồi thêm kinh nghiệm và được tiếp thêm lửa đam mê với nghề nghiệp.
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đào tạo các nhân sự có trình độ cao đẳng được trang bị kiến thức cơ bản về ngành du lịch, hệ thống quản lý nhà nước, pháp luật, quy hoạch và các chính sách phát triển du lịch bền vững.
- - Sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh (quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing..) với những đặc thù trong quản lí, điều hành và phát triển các doanh nghiệp du lịch.
- - Sinh viên nắm vững các kiến thức về các nghiệp vụ cơ bản của ngành như Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ thiết kế và điều hành tour, Quản trị địa lý lữ hành, Quản trị Marketing du lịch. Sinh viên còn được trang bị kiến thức, kỹ năng khác như: Tổ chức sự kiện, Kỹ năng hoạt náo, Quan hệ chăm sóc khách hàng…Ngoài ra, tại trường Tôn Đức Thắng sinh viên còn được chú trọng kỹ năng ngoại ngữ, các kỹ năng mềm như giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng làm việc nhóm hỗ trợ cho công việc sau này…
- - Được tiếp cận và thực tập tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành có uy tín trong quá trình đang học tập tại trường, được tham gia thực tế các tour du lịch nổi tiếng trong nước nên các bạn có kiến thức thực tế chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế bên cạnh các kiến thức lý thuyết là hành trang vững chắc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- - Đảm nhận công việc trong các công ty lữ hành ở các vị trí khác nhau như: Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế và điều hành tour, nhân viên sale tour và các dịch vụ khác.
- - Nhân viên hoặc các cán bộ tổ chức, quản lý, điều hành các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch; các công ty lữ hành, vận chuyển, tổ chức sự kiện và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác
- - Trở thành cán bộ nhân sự, hành chính, marketing...tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và các lĩnh vực có liên quan
- - Giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp
- - Sinh viên được liên thông ngay lên đại học
NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG
Quản trị khách sạn - nhà hàng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới đang ồ ạt đầu tư vào nước ta. Thêm vào đó, với cơ hội làm việc đa dạng, môi trường làm việc lý tưởng, công việc năng động. Chính vì vậy, ngành Quản trị khách sạn – nhà hàng luôn nằm trong Top những công việc được lựa chọn nhiều nhất trong những năm gần đây và sức nóng về nguồn nhân lực cho ngành chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt.
• Học ngành quản trị khách sạn – nhà hàng, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực khách sạn – nhà hàng đạt chuẩn quốc tế như:
- - Nghiệp vụ lễ tân
- - Nghiệp vụ buồng phòng
- - Nghiệp vụ ẩm thực
- - Nghiệp vụ pha chế thức uống
- - Quản trị bộ phận lễ tân, buồng, ẩm thực, quản trị khách sạn – nhà hàng, resort…
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các trang thiết bị, dụng cụ thực tế mới, hiện đại tại doanh nghiệp và trường đầu tư
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Có kiến thức vững chắc và thực hiện thành thạo các quy trình phục vụ khách; Hoạt động marketing, quản lý doanh thu, quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh lưu trú khác; Hiểu và sử dụng thành thạo các trang thiết bị, các phần mềm chuyên dụng được sử dụng trong ngành khách sạn – nhà hàng.
- - Kỹ năng thực hành: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng, nghiệp vụ ẩm thực, nghiệp vụ pha chế, nghiệp vụ bếp.
- - Hoạch định và lập kế hoạch kinh doanh của một khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi, giải trí; Quản lý và điều hành hoạt động hằng ngày của khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi, giải trí
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn – nhà hàng có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- - Nhân viên hoặc quản lý cấp trung (tổ trưởng) tại bộ phận của các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn, Resort, khu vui chơi giải trí: như bộ phận ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, buồng phòng, tiền sảnh…
- - Trở thành cán bộ nhân sự, hành chính, marketing...tại các khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và các lĩnh vực có liên quan
- - Chuyên viên tư vấn tổ chức, điều hành, giám sát tại các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp có kinh doanh ẩm thực, lưu trú, vui chơi giải trí
- - Chuyên viên trong lĩnh vực marketing, bán hàng, tổ chức sự kiện, PR trong các tập đoàn khách sạn, chuỗi nhà hàng, khu vui chơi,…
NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP (ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA)
Ở Việt Nam, công nghệ tự động đã phát triển mạnh mẽ để theo kịp thế giới trong những năm gần đây. Chúng giúp giảm sức lao động cho con người, tăng cao năng suất và hiệu quả công việc. Do đó ngành nghề về điện tử công nghiệp đang trên đà phát triển rất mạnh. Trường ĐH Tôn Đức Thắng xin giới thiệu về ngành điện tử công nghiệp đến quý vị phụ huynh và các bạn trẻ để có thể định hướng chọn một tương lai tươi sáng cho mình.
• Học Ngành Điện tử công nghiệp (Điều khiển tự động), sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện, điện tử tự động và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện, điện tử tiên tiến như:
- - Hệ thống đo lường và cảm biến
-
- - Điện tử công suất như bộ nguồn, ổn áp, UPS, biến tần…
- - Hệ thống băng chuyền, thang máy, robot công nghiệp
- - Lập trình PLC, mạng công nghiệp, điện - khí nén,
- - Lập trình vi xử lý
- - Vẽ và thiết kế boar mạch điện tử…
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các hệ thống cảm biến, đo lường, bảo vệ và điều khiển tự động trong các hệ thống máy công nghiệp.
- - Phân tích được sơ đồ mạch của một số thiết bị điện, điện tử trong công nghiệp như: bộ nguồn, bộ điều nhiệt, bộ ổn áp máy phát điện (AVR), máy sạc bình, bộ biến tần, UPS, máy hàn, máy xi mạ, mạch điện inverter của các thiết bị điện …
- - Ứng dụng kiến thức trong việc phân tích yêu cầu điều khiển hệ thống trong công nghiệp sản xuất như: băng chuyền, thang máy, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, quang báo, Robot công nghiệp …
- - Lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, điện tử điều khiển cho các hệ thống trong công nghiệp sản xuất như: băng chuyền, thang máy, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, quang báo…
- - Thiết kế board mạch điện tử, lập trình cho vi điều khiển, thiết kế hệ thống cảm biến, đo lường và điều khiển bằng máy tính đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp.
- - Lập trình cho các bộ điều khiển lập trình PLC, Logo, bộ biến tần, điện khí nén ứng dụng vào điều khiển trong công nghiệp …
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sau khi tốt nghiệp ngành Điện tử công nghiệp, sinh viên dễ dàng tìm cho mình một công việc ở các vị trí sau:
- - Kỹ sư vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, điện tử cho các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất.
- - Kỹ sư thiết kế, cải tiến hệ thống điện, điện tử cho các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất.
- - Kinh doanh, buôn bán, tiếp thị thiết bị điện cho các cơ sở kinh doanh, các cơ sở sản xuất thiết bị điện, điện tử.
- - Tự mở tiệm kinh doanh trong lĩnh vực điện, điện tử. Tự mở công ty chuyên xây lắp công trình điện, điện tử.
- - Tham gia đào tạo bậc thợ trình độ sơ cấp, trung cấp.
- - Có đủ trình độ để học liên thông ở trình độ cao hơn.
Ngoài ra, trong quá trình đào tạo nhà trường luôn kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo tay nghề cho sinh viên, sinh viên được tham gia các đợt thực tập, kiến tập tại các doanh nghiệp trong quá trình học tại trường. Vì vậy, chất lượng đầu ra của sinh viên luôn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo 100% có việc làm khi tốt nghiệp ra trường.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG (ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG)
Ngành Kỹ thuật điện tử - truyền thông (Điện tử - viễn thông) là ngành học của sự sáng tạo, sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các hệ thống truyền thông như mạng thông tin di động, mạng truyền hình cáp, mạng internet…, cho đến các thiết bị điện tử ứng dụng trong đời sống hàng ngày như thiết bị điện thoại di động, báo cháy, báo trộm, camera an ninh… Tất cả đều là đối tượng tìm hiểu của ngành Điện tử – Truyền thông. Bên cạnh đó, các kiến thức trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, như thiết kế, lắp ráp mạch điện tử chuyên dụng, luôn đem lại sự thích thú và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người học.
• Học ngành Kỹ thuật điện tử - truyền thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như:
- - Mạng thông tin di động;
- - Mạng truyền số liệu hay mạng LAN, WAN, internet
- - Hệ thống truyền hình cáp
- - Các thiết bị điện tử dân dụng như điện thoại di động, thiết bị báo cháy, chống trộm, camera an ninh. …
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại doanh nghiệp và trường đầu tư
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Có kiến thức về phân tích, thiết kế, lắp ráp mạch điện tử; có thể giải quyết các tình huống có thể xảy ra, bảo trì, nâng cấp các hệ thống viễn thông, hệ thống truyền hình cáp, mạng máy tính doanh nghiệp; lập trình tự động giải quyết một vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống hay mạng truyền thông.
- - Kỹ năng thực hành: mạng máy tính truyền số liệu, hệ thống tổng đài viễn thông, kỹ thuật vi xử lý, sửa chữa thiết bị điện tử; có khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế và mô phỏng trên máy tính.
- - Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống điện tử – viễn thông; dự toán kinh phí, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực, thời gian thực hiện.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử - truyền thông sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- - Các cơ quan cung cấp dịch vụ viễn thông các cấp: Bưu điện Thành phố, Bưu điện tỉnh, Quận (Huyện), các chi nhánh Đài truyền hình địa phương và quốc gia (HTV, SCTV, VTC cáp) …
- - Các công ty khai thác các dịch vụ Viễn thông như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), FPT… và hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc.
- - Các tập đoàn viễn thông lớn của nước ngoài như Siemens, Alcatel, Ericsson, …
- - Các tập đoàn sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử dân dụng, desktop, laptop, … như Samsung, Sony, Toshiba, LG, Intel, …
- - Các công ty cung cấp thiết bị, giải pháp Viễn thông cho các doanh nghiệp, building, nhà thông minh, xây dựng hệ thống báo cháy, chống trộm, camera an ninh, mạng LAN …
- - Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực Điện tử truyền thông, như mua bán, cung cấp thiết bị, linh kiện điện tử, hoặc tư vấn thiết kế, sửa chữa bảo trì hệ thống, tạo ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên trong ngành.
NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Điện công nghiệp là một trong những ngành học có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong thời điểm hiện tại. Các hoạt động sản xuất, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, lưới điện, thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất, các hệ thống tự động hóa trong nhà máy, các hệ thống điều khiển thông minh, … là đối tượng nghiên cứu mà chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp hướng đến. Một ngành có cơ hội phát triển rất mạnh khi chúng ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập với thế giới.
• Sinh viên ngành Điện công nghiệp được tìm hiểu những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Điện công nghiệp và Tự động hóa như:
- - Hệ thống cung cấp điện, truyền tải lưới điện, …
- - Hệ thống điện cho các tòa nhà cao ốc, chung cư cao tầng, …
- - Công nghệ tự động hóa quá trình sản xuất, …
- - Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất, …
- - Vận hành, bảo dưỡng các loại máy điện, thiết bị điện, …
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại doanh nghiệp
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Có kiến thức về vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống cung cấp điện, các hệ thống, dây chuyền sản xuất, cũng như các thiết bị, khí cụ điện,…
- - Kỹ năng thực hành: Thiết kế và thi công các hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống báo cháy,… cho các tòa nhà, cao ốc.
- - Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và những thiết bị, khí cụ điện.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- - Nhân viên vận hành, sửa chữa trong các nhà máy sản xuất điện, các công ty truyền tải điện, các trạm điện, …
- - Các công ty về thiết kế thi công hệ thống điện cho các tòa nhà chung cư, cao tầng, hệ thống điện cho tòa nhà thông minh,…
- - Vận hành, bảo trì các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy,…
- - Sửa chữa các loại máy điện, thiết bị điện, khí cụ điện, …
- - Nhân viên tư vấn, bảo hành, sữa chữa những thiết bị điện cho các tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về thiết bị điện như: Omron, Cadivi, Thibidi, schneider, …
NGÀNH KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Hiện nay, nhu cầu nhân lực Ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí tại các công ty, khu công nghiệp và các tòa nhà rất cao. Nhiều đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nhưng không đủ người cung ứng, 100% sinh viên theo học ngành này đều được việc làm đúng chuyên môn.
Ngay từ đầu năm thứ 2 các bạn sinh viên đã được học tập, làm việc tại các doanh nghiệp lớn mạnh là các công ty thiết kế thi công các công trình điều hòa không khí và công trình lạnh như Reetech, Panasonic, Thủy Sản Hùng Vương, Cơ Điện Lạnh Bách Khoa…. với môi trường làm việc chuyên nghiệp và được trả lương như những người kỹ thuật tại các công ty. Sinh viên trường ại học Tôn Đức Thắng luôn được doanh nghiệp đánh giá cao về tay nghề và tác phong công nghiệp.
• Các chuyên môn đào tạo về Ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí :
- - Vận hành, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị hệ thống điện lạnh dân dụng và công nghiệp
- - Lập trình, lắp đặt các hệ thống lạnh trung tâm trong công nghiệp
- - Giám sát cơ điện lạnh trong các chương trình lớn...
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành tại xưởng thực tập
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các module đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại do doanh nghiệp và nhà trường đầu tư.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
- - 100% Giới thiệu việc làm khi ra trường
- - Làm việc trong các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt, nhà máy đông lạnh, nhà máy đường hoặc tại các công ty cơ điện lạnh, các cao ốc văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn, các siêu thị, cảng, sân bay…
- - Sinh viên được liên thông ngay lên đại học
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Ngành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành học nghiên cứu về các lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý các công trình nhà xưởng, các công trình công cộng & công nghiệp.
Đây là ngành công nghiệp khảo sát thiết kế và thi công, khai thác và quản lý các công trình phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau và phục vụ dân sinh như: nhà ở, nhà làm việc, nhà hàng, khách sạn...; nhà xưởng, nhà kho và các công trình giao thông, thủy lợi...
Công việc của nghề xây dựng có thể chia thành ba nhóm là công việc ngoài công trường, công việc trong công xưởng và công việc trong văn phòng.
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành tại xưởng thực tập
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại các doanh nghiệp xây dựng, học trên công trường
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Ngành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng đào tạo có trình độ cao đẳng với kiến thức tổng hợp để có thể đảm nhận được các công tác thiết kế công trình, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng và đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng nói chung.
- - Sinh viên sau khi ra trường cũng có khả năng về quản lý trong các tổ chức xây dựng với quy mô lớn hoặc nhỏ. Những sinh viên khá, giỏi có khả năng tư duy tốt, có thể được đào tạo các cấp học cao hơn như liên thông đại học.
- - Nắm vững kiến thức về kỹ thuật và tổ chức thi công các công trình dân dụng như nhà ở, nhà công cộng (trụ sở cơ quan, trường học, cửa hàng, bệnh viện ...); các công trình công nghiệp như nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất.
- - Có khả năng giám sát và phát hiện những sai sót trong thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- - Nắm vững các phương pháp lập dự toán và lập hồ sơ hoàn công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- - Chương trình đào tạo quốc tế đạo tạo lớp trí thức mới nhằm đáp ứng các nhu cầu hoàn toàn mới của môi trường xây dựng hiện đại của Việt Nam cũng như quốc tế.
- - Những tri thức này sẽ đóng vai trò quan trọng trong các công tác điều tiết, liên kết kiến thức (knowledge) và mối quan tâm (interests) của đa dạng các đối tượng tham gia quá trình xây dựng bao gồm chủ đầu tư, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, chuyên gia bất động sản và nhà quản lý.
- - Đây cũng là một sự chuẩn bị thiết yếu cho ngành xây dựng của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với môi trường xây dựng khu vực và quốc tế với ngày càng nhiều công ty, tổ chức quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam nam.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
- - Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại công ty thiết kế, thi công và quản lý dự án cũng như có thể tham gia bộ máy quản lý xây dựng Giám sát công trình, bóc tách dự toán, lập tiến độ công việc .....từ các cấp từ trung ương đến địa phương
- - Được giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
- - Sinh viên được liên thông ngay lên đại học
NGÀNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Ngành bảo hộ lao động được coi là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động phân tích nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động. Đây là một ngành khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác thì bảo hộ lao động đã trở thành ngành nghề thu hút nhân lực khá nhiều.
• Học Ngành bảo hộ lao động được đào tạo kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động như:
- - Kỹ thuật xử lý ồn, rung và chiếu sáng
- - Kỹ thuật an toàn trong xây dựng
- - Kỹ thuật an toàn điện và an toàn cơ khí
- - Kỹ thuật xử lý môi trường lao động
- - Kỹ thuật phòng chống cháy nổ
- - Thanh tra, kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại doanh nghiệp và trường đầu tư
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Có kiến thức kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động
- - Có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ và tổ chức để xử lý nóng, bụi, ồn, rung… trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.
- - Cải tiến sản xuất và tăng năng suất lao động. Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành bảo hộ lao động sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- - Các cơ quan nhà nước như Phòng hay Sở tài nguyên môi trường ở các quận (huyện), Tỉnh (Thành phố) hay trong Ban quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất…
- - Các nhà máy sản xuất, chế biến liên quan đến việc an toàn lao động, xử lí chất thải và ảnh hưởng đến môi trường cuộc sống …
- - Các công trình xây dựng liên quan đến an toàn lao động trong thi công điện, xây dựng …
- - Các công ty tư vấn về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- - Học liên thông lên đại học tại đại học Tôn Đức Thắng.
NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG
Ngành thiết kế thời trang là một ngành sáng tạo đầy thú vị, là nơi bạn được tự do thể hiện phong cách, gu thẩm mỹ, cá tính của bản thân thông qua các mẫu trang phục, mà không cần phải viết ra giấy hay nói thành lời.
Tuy nhiên, hiểu một cách đầy đủ thì Thiết kế thời trang là ngành gắn liền với nền công nghiệp làm đẹp, gồm ba lĩnh vực chính: trang phục, phụ kiện, trang sức. Người làm công việc thiết kế thời trang cần phải sáng tạo, tìm tòi để cho ra đời những tác phẩm thời trang theo xu hướng thẩm mỹ của xã hội giúp làm đẹp cho con người, cho cuộc sống với cả hai hướng: hướng trình diễn nghệ thuật (trang phục biểu diễn) và hướng ứng dụng thực tế (trang phục thường ngày).
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại các doanh nghiệp may
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nguyên lý thiết kế, rèn luyện phương pháp và tư duy thiết kế thông qua các môn thực hành chuyên ngành đa dạng và phong phú. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức về chất liệu và xử lý chất liệu độc đáo như: Ribbon stitch (thêu ruy băng), nhuộm Batik (nhuộm sáp ong), Knitting (đan), Smocking (khiếu vải), Shibori (nhuộm buộc), Marbling (vẽ hoa văn đá) …
- - Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng tới việc nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho sinh viên như: rèn luyện các phương pháp vẽ minh họa, vẽ kỹ thuật trong thiết kế thời trang, hướng dẫn các kỹ thuật cắt may từ đơn giản đến phức tạp.
- - Ngoài các chương trình học chính khóa, sinh viên ngành Thiết kế thời trang có cơ hội tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ thời trang của khoa, tham dự các hoạt động sôi nổi của khoa và trường. Khoa MTCN cũng thường xuyên kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức tham quan, kiến tập, tổ chức các cuộc thi thiết kế bổ ích nhằm giúp sinh viên phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
- - Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại công ty thiết kế thời trang, văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, chuyên viên hoặc nhân viên quản lý phòng thiết kế, phòng kỹ thuật công nghệ, phát thảo mẫu, thiết kế mẫu trên máy tính, ...
- - Kinh doanh thời trang: Thiết kế và may theo order của khách (trang phục cưới, trang phục dạ hội, công sở,…)
- - Sinh viên được liên thông ngay lên đại học.
NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
Ngành Thiết kế đồ họa hiện nay đã và đang là một nghề rất “hot” và cũng là một nghề nóng nhất khi Việt Nam gia nhập WTO. Tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống đều có sự hiện diện của các sản phẩm đồ họa như banner, poster, catalogue, brochure, leaflet… hoặc các video quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông, giải trí… Do đó, nhu cầu về nhân lực của ngành Thiết kế đồ họa luôn ở mức cao cùng với sự phát triển của xã hội.
Khi theo học ngành Thiết kế đồ họa tại trường Tôn Đức Thắng, các sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Corel, Illustrator, Photoshop, Indesign, 3D Max, Animation...
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Được trang bị kiến thức và kỹ năng về các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Corel, Illustrator, Photoshop, Indesign, 3D Max, Animation...
- - Nắm vững các phương pháp thiết kế, nguyên tắc thiết kế để có khả năng tư duy thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu trong thực tế.
- - Kỹ năng thực hành: thiết kế hoàn chỉnh bộ Nhận diện thương hiệu, Logo, Poster, Catalogue, Brochure, Lịch, Ấn phẩm văn phòng, bao bì quà tặng, làm hoạt hình quảng cáo 2D...
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế mỹ thuật với công nghệ, truyền thông, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của công việc và đòi hỏi của xã hội. Ngoài ra, nhà trường cũng tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết: kỹ năng thiết kế và thể hiện sản phẩm, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp ...
• Về việc làm sau khi ra trường, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:
- - Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty thiết kế quảng cáo
- - Làm việc tại các công ty truyền thông và tổ chức sự kiện
- - Làm việc tại các Studio nghệ thuật
- - Xưởng phim hoạt hình và các công ty truyện tranh
- - Làm việc tại các tòa soạn, nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí…
- - Có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio…
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Ngành Tài chính ngân liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cụ thể hơn, Tài chính ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế. Sự hồi phục trở lại của lĩnh vực Tài chính ngân hàng trong những năm gần đây đã kéo theo bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính. Chính vì vậy, ngành này hiện đang thu hút các bạn trẻ quan tâm trở lại và chọn làm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
• Học ngành Tài chính ngân hàng sẽ được trang bị các môn học cụ thể như:
- - Tài chính doanh nghiệp
- - Nguyên lý kế toán
- - Tài chính quốc tế
- - Thị trường tài chính
- - Tài chính công ty đa quốc gia
- - Thanh toán quốc tế...
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên phòng mô phỏng hiện đại tại doanh nghiệp và trường đầu tư
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.
- - Trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm …
- - Rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự tìm hiểu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- - Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính
- - Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty...
- - Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…
- - Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
- - Học liên thông lên đại học tại Trường đại học Tôn Đức Thắng.
NGÀNH MARKETING
“Marketing là gì?” là một câu hỏi khá thú vị không chỉ đối với những người mới làm quen thuật ngữ này mà còn làm “đau đầu” nhiều chuyên gia marketing.
Nhiều người cho rằng, marketing là bán hàng, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi,… Tuy nhiên, những thuật ngữ trên không thể nói hết hàm ý mà marketing muốn nói.
Ngành marketing – môi trường của những con người năng động, sáng tạo
• Marketing – đây là lĩnh vực mà theo “kinh điển” được nhìn nhận như sau:
Theo Phillip Kotler, marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.
Viện Marketing Anh quốc cho rằng marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing là một quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân.
Theo Mc. Carthy, marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng là ai, họ cần gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp bằng cách: cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần, đưa ra mức giá khách hàng chấp nhận trả, đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng, và cung cấp thông tin/giao tiếp với khách hàng.
Chương trình đào tạo ngành Marketing được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng hoạt động hiệu quả trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Nội dung của chương trình giúp người học có khả năng giải quyết các vấn đề và ra quyết định marketing nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh, xây dựng và quảng bá thương hiệu của tổ chức.
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Nếu chọn đi theo ngành nghề này, các bạn sẽ được làm quen những quan điểm khác nhau khi nói về marketing và những thuật ngữ khác trong lĩnh vực marketing như thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường, hành vi người tiêu dùng, định vị thương hiệu,… của các tác giả nổi tiếng trên thế giới như Philip Kotler, Kevin Keller, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ,… khi tiếp cận ngành học marketing.
- - Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
- - Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các bộ phận marketing, kinh doanh… tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước có qui mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau như sản xuất, thương mại, dịch vụ, truyền thông, giáo dục, y tế…
- - Hoặc là cán bộ quản lý, nhà tham mưu marketing vùng trong các cơ quan địa phương các cấp, trong các tổ chức Chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách phát triển cho các địa phương.
- - Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường, ... Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm; hoặc làm cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing, tổ chức sự kiện.
NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên hệ thống điện tử như Internet và mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
Với công nghệ 4.0 thì ngành thương mại điện tử đang là một ngành có nhu cầu cao. Nó giúp khách hàng mua được sản phẩm nhanh hơn, rẻ hơn và thuận lợi hơn; còn doanh nghiệp thì đưa sản phẩm đến khách hàng nhanh nhất, thuận lợi nhất. Trường ĐH Tôn Đức Thắng xin giới thiệu về ngành thương mại điện tử đến quý vị phụ huynh và các bạn trẻ để có thể định hướng chọn một tương lai tươi sáng cho mình
• Học ngành thương mại điện tử sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực thương mại, mạng máy tính như:
- - Thương mại điện tử, luật thương mại điện tử
- - Khai báo hải quan điện tử
- - Thanh toán điện tử
- - Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại
- - Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong Thương mại điện tử
- - Hệ thống thông tin mạng, an ninh mạng…
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại nhà trường và doanh nghiệp
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Thực hiện tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử
- - Thiết kế, khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới
- - Thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, giao nhận, vận tải và bảo hiểm hàng hóa
- - Phân biệt được các rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lập được chứng từ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, cũng như các chứng từ khiếu nại công ty bảo hiểm bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất
- - Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử sinh viên dễ dàng tìm cho mình một công việc ở các vị trí sau:
- - Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp.
- - Chuyên viên tư vấn ở các công ty kinh doanh, buôn bán.
- - Chuyên viên công nghệ thông tin trong thương mại điện tử trong lĩnh vực thương mại điện tử
- - Tự khởi nghiệp, tự xây dựng kế hoạch kinh doanh bằng thương mại điện tử.
- - Tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp
- - Có đủ trình độ để học liên thông ở trình độ cao hơn.
- - Sinh viên được liên thông ngay lên đại học.
NGÀNH CHĂM SÓC SẮC ĐẸP(KINH DOANH SALON - SPA)
Ngành chăm sóc sắc đẹp là ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn về lý thuyết trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, có kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế, có khả năng sáng tạo và có tay nghề, kỹ thuật chuyên nghiệp trong chăm sóc sắc đẹp; có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tư duy khoa học và sáng tạo, có ý thức cộng đồng và có sức khỏe đảm bảo khả năng tự tìm việc làm trong lĩnh vực hoặc tự thành lập cơ sở chăm sóc sắc đẹp đáp ứng được yêu cầu làm đẹp hiện nay.
• Học ngành chăm sóc sắc đẹp, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về:
- - Trang điểm thẩm mỹ
- - Chăm sóc da
- - Chăm sóc móng
- - Chăm sóc tóc
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Học theo giáo trình chuyên nghiệp đặc trưng và được dịch từ sách giáo khoa của Nhật Bản theo tiêu chuẩn của hiệp hội chăm sóc da của Nhật Bản và tổ chức CIDESCO (tổ chức thẩm mỹ quốc tế)
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại doanh nghiệp
- - Ngoài bằng tốt nghiệp Cao đẳng, sinh viên còn được nhận giấy chứng nhận nghề của Tập đoàn Sanko (Nhật Bản) có giá trị toàn quốc và quốc tế, sẽ giúp sinh viên tự tin hơn khi ứng tuyển xin việc vào các công ty lớn
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Biết được một số kiến thức cơ bản về: làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp, vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe và hiểu rõ phương pháp chọn lựa, bảo quản mỹ phẩm phù hợp và an toàn
- - Nhận thức được tầm quan trọng của nghệ thuật trang điểm đối với cuộc sống; phân biệt được giữa trang điểm căn bản, cô dâu, sân khấu…; Thực hiện được các kiểu trang điểm theo yêu cầu về thời gian, không gian và sở thích cho chính mình và khách hàng
- - Hiểu được các kiến thức cơ bản về hóa chất nhuộm tóc, cách xử lý tóc nhuộm; cách pha chế thuốc duỗi dành cho các loại tóc. Cắt và uốn tóc, nhuộm và duỗi được tóc theo yêu cầu khách hàng
- - Hiểu được đặc điểm của các loại da khô, da mềm của mặt, tay và chân; các bước vệ sinh da mặt và quy trình xoa bóp da mặt, phương pháp đắp mặt nạ dưỡng da
- - Thực hiện được cắt da và chăm sóc da tay, da chân đảm bảo thẩm mỹ.
- - Phân tích được các quy trình về màu sắc để thực hiện mẫu vẽ các kiểu móng với màu sáng tạo
- - Hiểu đựơc các kiến thức cơ bản về thẩm mỹ, phương pháp làm đẹp để tư vấn cho khách hàng trong việc duy trì sức khoẻ, tự điều trị làm đẹp, tạo sự dẻo dai và cả sắc đẹp. Chọn lựa được loại mỹ phẩm có chất lượng tốt và phù hợp nhu cầu sử dụng đảm bảo an toàn
- - Tạo được một số mẫu theo catologue, nhu cầu của khách về tóc, trang trí móng, trang điểm,...trên máy tính.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành Chăm sóc sắc đẹp sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- - Kỹ thuật viên, cán bộ tư vấn và làm quản lý trong ngành tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp tại các spa, salon, hoặc các khách sạn, resort có dịch vụ chăm sóc sắc đẹp
- - Tự kinh doanh các dịch vụ kinh doanh về chăm sóc sắc đẹp
- - Làm cán bộ tư vấn, sale trong các công ty kinh doanh về mỹ phẩm,...
NGÀNH TIẾNG ANH
Trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, tầm quan trọng của Tiếng Anh ngày càng nâng cao. Đây cũng là dịp mở ra cơ hội và thách thức cho chính bản thân mỗi người. Hãy thách thức tiềm năng của bản thân với Tiếng Anh, bạn sẽ nhận được cơ hội do chính mình tạo ra trong môi trường làm việc đa quốc gia, cạnh tranh công bằng
Học ngành Tiếng Anh, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ, văn hóa, kinh doanh xuất nhập khẩu và du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
2. Đặc điểm chương trình đào tạo:
- - Thời lượng thực hành trên 50%
- - Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- - Các modul đào tạo ứng dụng thực tế
- - Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
- - Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại doanh nghiệp và trường đầu tư
• Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được:
- - Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học tiếng Anh (Ngữ âm và âm vị học, Cú pháp học …)
- - Có kiến thức về những vấn đề liên quan đến tiếng Anh thuộc chuyên ngành thương mại xuất nhập khẩu (thủ tục vận chuyển, chứng từ, thư tín thương mại, nghiệp vụ ngoại thương), chuyên ngành Du lịch (cơ sở văn hóa, giao tiếp xuyên văn hóa, tuyến điểm, Anh văn du lịch, Anh văn quản lý khách sạn, ..)
- - Có kiến thức phần mềm tin học văn phòng (word, excel, powerpoint) để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua sách vở, Internet và sử dụng khi cần trong công việc như huấn luyện hoặc thuyết trình
- - Có kỹ năng làm việc đội nhóm, thuyết trình, đàm phán, thương lượng.
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
• Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí theo ngành như sau:
- Chuyên ngành Xuất nhập khẩu – Không ngừng đi đầu – Vững bước dài lâu:
- - Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên chứng từ,
- - Nhân viên Sales Forwarder/ Sales hãng tàu, mua hàng, hải quan…
- - Nhân viên trong các công ty văn phòng đại diện nước ngoài…
- Chuyên ngành Du lịch – Năng động thanh lịch – Vững vàng cán đích:
- - Nhân viên cho đến chuyên viên, quản lí trong các công ty lữ hành, du lịch trong và ngoài nước
- - Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, nhân viên lễ tân …